Viktoria Mullova, nghệ sỹ vỹ cầm người Liên Xô

Vỹ hay là Vĩ thì không quan trọng, về mặt âm vị là như nhau, nhưng về hình vị thì khác nhau. chữ “y” trông có thẩm mỹ hơn chữ “i” 😀

Đĩa của bà không có nhiều, ít bản ghi âm, dù phổ nhạc khá rộng, cỡ 50 album, so với khoảng 150 album của Anne Sophie Mutter. Bà nổi tiếng với nhạc của Bach, dù có nhiều gấp 3 là số lượng bản ghi âm nhạc Jazz. Ấy thế cơ mà, đĩa đắt nhất của Mullova lại hơn Mutter. 

Để tiện so sánh, đĩa đắt của Mutter là váy đỏ, cỡ 3 củ. Đĩa đắt nhất của Mullova là hơn chục củ (tùy thời điểm) đĩa Philips, chữ mạ vàng.

Tất nhiên, ấy là chơi tem nhãn thì nó thế. Độ rày em bán toàn đĩa phổ thông aka nhạc thị trường, giá rẻ, tem nhãn làm chi cho nó thêm phần phức tạp. Em chơi tem nhãn từ cỡ khoảng 2007. Bắt đầu tulips to, red stereo, rồi thì tem trắng not for sale… lằng nhà lằng nhằng. Mãi phải đến tầm 2012 2013 phong trào tem nhãn CD mới có. Em nhớ thời điểm đó còn đưa cho anh T nhạc vàng 2 túi nylon CD nhạc hải ngoại, từ cái thời mua bằng chỉ vàng. Nhẽ quy đổi được cái xe máy, mà anh T nhạc vàng, anh quên luôn. Anh T hỡi, sao anh nỡ :((

Tem nhãn chán, em chơi chữ ký. Những kiểu chữ ký hiếm như Ray Brown, lên cơn thèm tiền là bán 😀 vì mua được 😀 Chữ ký của Mutter cũng vậy, có nhiều mà. Kim cương mà nhiều như cát, có khi rẻ hơn cát. Những chữ ký ít hơn như Hilary Hann, thì chỉ có trên CD. Hầu như là tặng, vì ít mua được.

Nay bới thùng đĩa cũ, tình cờ thấy chữ ký của Mullova, cũng bồi hồi nhớ lại những cách chơi. Đoạn này em phải tái khẳng định: bỏ qua vấn đề về chất lượng âm thanh này nọ kia, digital hay analog; việc cầm trên tay cái đĩa, lật giở từng tờ giấy, nó truyền đạt cảm xúc hơn là nhìn ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại.

Lại còn có chữ ký, đó là năng lượng của người ký lên đấy.

Đĩa không bán (rẻ) các cụ nhá 😀